OCOP Đồng Tháp Cùng Sứ Mệnh Nâng Tầm Giá Trị Sản Phẩm Địa Phương
OCOP một chương trình với định hướng phát triển kinh tế nông thôn, nằm trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đây được xem là một chương trình quan trọng của các địa phương trong cả nước nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Theo đó, chương trình OCOP tại Đồng Tháp đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng và có sự phát triển vượt trội. OCOP từ đó cũng mang đến cho nền kinh tế tại Đồng Tháp những thay đổi tích cực.
OCOP - Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm
OCOP (One Commune One Product Of Vietnam) - mỗi xã một sản phẩm là chương trình nhằm tận dụng nội lực địa phương từ đó phát triển và gia tăng giá trị. Mục tiêu chính hướng đến của chương trình là các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ nổi bật tại địa phương. Dễ hiểu hơn chính là việc tận dụng những đặc sản, những làng nghề sẵn có tại địa phương từ đó cải thiện nhằm phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm.
Việc sản xuất đảm bảo chất lượng sẽ được các doanh nghiệp hoặc tập thể địa phương chịu trách nhiệm. Nhà nước sẽ có vai trò định hướng khu vực sản xuất và quản lý giám sát tiêu chuẩn chất lượng của các thành phẩm. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cũng sẽ thực hiện hỗ trợ từ việc đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, vận dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến bán hàng, quảng bá,...
Mục tiêu mà OCOP hướng đến chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm địa phương trên cả thị trường trong và ngoài nước; nhằm phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, OCOP cũng góp phần nâng cao thu nhập và đời sống ổn định cho người dân nông thôn.
Mặc khác, thông qua việc phát triển sản xuất các sản phẩm quen thuộc tại địa phương, OCOP giúp bảo tồn và phát triển những làng nghề, những đặc sản, những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Phát triển chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm tại Đồng Tháp
Từ việc tận dụng những giá trị vốn có tại địa phương, Đồng Tháp đã tiến hành thực hiện mục tiêu mà OCOP đề ra một cách chặt chẽ. Hàng loạt những sản phẩm địa phương được nâng tầm và phổ biến không chỉ tại địa phương mà còn vươn xa hơn nữa. Những bước tiến quan trọng của OCOP đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của tỉnh nhà.
Chương trình OCOP tại Đồng Tháp
Với lợi thế từ các sản phẩm vốn có tại địa phương, chương trình OCOP tại Đồng Tháp đã có quá trình phát triển mang lại hiệu quả cao. Dù bước đầu khi chuyển đổi sản xuất theo chương trình OCOP tại Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nhiệt huyết của địa phương và sự sáng tạo của chính người dân đã dần mang OCOP trở thành xu hướng phát triển tại Đồng Tháp.
Hiện nay, OCOP được xem là mục tiêu thiết yếu của mỗi doanh nghiệp địa phương tại Đồng Tháp. Không chỉ vậy OCOP cũng mang đến những cơ hội khởi nghiệp từ những người dân địa phương. Tất cả với mục tiêu chung là tận dụng giá trị vốn có nhằm phát triển nông thôn mới.
Những niềm tự hào của OCOP Đồng Tháp
Tính đến đầu năm 2022, Đồng Tháp đã có hơn 265 sản phẩm được chứng nhận sao OCOP. Đây là một con số không nhỏ đối với một tỉnh có đặc thù về nông nghiệp và còn trong giai đoạn chuyển mình như Đồng Tháp. 265 sản phẩm là một con số đáng để Đồng Tháp tự hào về chính những nội lực vốn có và những nỗ lực của cả nhân dân và nhà nước.
Trong hơn 265 sản phẩm đó, đã có những cái tên nổi trội tạo dựng được thành tích đáng kể khi vươn mình ra “biển lớn”.
Vận dụng tài nguyên nổi bật tại Đồng Tháp chính là những cánh đồng sen bát ngát, người thợ thủ công đã sáng tạo nên các sản phẩm tinh tế từ lá sen. Có thể kể đến nón lá sen, quạt lá sen, sổ tay lá sen và túi lá sen của thương hiệu ECOLOTUS. Các sản phẩm từ lá sen trên được rất nhiều khách du lịch đến Đồng Tháp quan tâm.
Là vùng đồng bằng sông ngòi phù sa, Đồng Tháp không thiếu cá tôm. Những sản phẩm từ cá tại Đồng Tháp cũng trở thành đặc sản và chuyển mình thông qua OCOP Đồng Tháp. Nước mắm cá linh Dì Mười hay Khô cá lóc của thương hiệu Khô Tiến Phương là 2 trong số những thương hiệu làm tốt khi đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Một sản phẩm khác đã đạt được độ phủ thương hiệu rộng mở khắp khu vực miền Tây Nam Bộ. Muối sấy Ngọc Yến, thương hiệu được hình thành từ việc tận dụng nguồn nguyên liệu ớt tươi tại địa phương - Huyện Thanh Bình. Sản phẩm tuy nhỏ bé nhưng đã làm rất tốt trong việc xây dựng thương hiệu. Hiệu quả thực tế chính là khi nhắc đến muối sấy, muối tôm thì chắc hẳn ngay trong suy nghĩ của người dân Đồng Tháp đều nghĩ ngay đến thương hiệu này.
Dù mỗi sản phẩm OCOP Đồng Tháp đều có cách định hướng phát triển riêng biệt nhưng nhìn chung tất cả đều có sự phát triển vượt trội. Đây được xem là điểm sáng của OCOP Đồng Tháp, nó đã góp phần không hề nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Định hướng phát triển OCOP Đồng Tháp trong tương lai
Trong năm 2022, OCOP Đồng Tháp tiếp tục phấn đấu cải thiện năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc khá, việc gia tăng bổ sung các sản phẩm mới vào danh sách được công nhận OCOP là điều thiết yếu.
Ngoài những mục tiêu chính trên, Đồng Tháp cũng đang định hướng xúc tiến bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử. Từ việc vận dụng công nghệ thông tin 4.0 và sự phát triển của mạng lưới internet ngày nay, Đồng Tháp muốn tận dụng điều này nhằm đưa các phẩm phẩm của OCOP đi xa hơn.
Thông qua các sàn thương mại điện tử, các sản phẩm OCOP có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà không bị giới hạn về địa lý. Từ đó cũng giúp tăng số lượng sản phẩm được bán ra, mang lại lợi ích tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong tỉnh.
Nổi bật nhằm thực hiện định hướng phát triển này, Đồng Tháp đã triển khai Tuần hàng sản phẩm OCOP Đồng Tháp 2022 thông qua các sàn thương mại điện tử. Tuần hàng được diễn ra từ ngày 28/04 - 03/05/2022 với nhiều chương trình khuyến mãi trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Sendo, Shopee, Voso, Postmart. Theo dõi tuần hàng trên Fanpage HTX Đặc Sản Đồng Tháp để cập nhật thông tin sản phẩm và chương trình ưu đãi.